Điêu khắc nghệ thuật trong nền văn hóa Phật giáo
Ngày đăng: 16-03-2020 03:40:53 | Lượt xem: 884

Ở Ấn Độ cổ đại, việc điêu khắc, đắp vẽ tượng Phật bị xem là việc xúc phạm thần thánh, nên chỉ vẽ các hình ảnh tượng trưng như pháp luân, cội Bồ-đề, dấu chân Phật. Về sau, Đại thừa giáo phát triển, kinh điển mới nói nhiều đến nhân duyên công đức của việc tạo tượng.

Việc đắp tạo và điêu khắc tượng Phật đến thế kỷ I mới bắt đầu thịnh hành. Đại tháp Amaravati được xây dựng vào thế kỷ IV - V, trên lan can có Phật truyện đồ với những dụng cụ bằng vàng. Di phẩm nổi tiếng nhất về nghệ thuật điêu khắc là tượng khắc trong động đá Ajantà ở Panjab, được khen là "Cung nghệ thuật phương Đông". Bên trong có nhiều bích họa, còn bên ngoài có nhiều điêu khắc, các nhân vật đều rất trang nghiêm sinh động, đậm hơi thở tôn giáo. Phía Bắc Ấn Độ thì có phong cách nghệ thuật Kiền-đà-la. Di tích Bamian ở Afghanistan có tượng Đại Phật trên vách núi nổi tiếng thế giới cao đến 52m. Ngoài ra còn có động Angkor ở Campuchia, Bà-la-phù-đồ (Boro-budur) ở Java … đều là nghệ thuật điêu khắc đá tinh vi. Ở Trung Quốc thời kỳ đầu, nghệ thuật điêu khắc chịu ảnh hưởng Kiền-đà-la và Ấn Độ, đến đời Đường, Tống thì có phong cách riêng. Nổi tiếng có cách đắp tượng truyền thần của Dương Huệ đời Đường, các ông Đái Quỳ, Lý Nhã, Trương Tụ đời Tống.

Nói chung, Phật tượng có nhiều loại, được đúc tạo bằng nhiều chất liệu như vàng, bạc, gỗ, đá, xi măng, thạch cao … Kiểu dáng cũng rất đa dạng, nổi tiếng ở Ấn Độ là các vùng Kiền-đà-la, Mạt-thố-la. Khi Phật giáo truyền đến các nước Trung Quốc, Nhật Bản, nghệ thuật điêu khắc tượng Phật phát triển cực thịnh. Phật tượng phần nhiều được đúc bằng kim loại để thờ trong chùa viện, có khi điêu khắc trong các hang động, tạo tượng to lớn giữa cảnh quan thiên nhiên để mọi người chiêm bái, hoặc khắc chạm cả sườn núi, vách núi làm Đại Phật.

Về hình thức, tùy theo quan niệm thẩm mỹ và tâm hồn của dân tộc qua các triều đại mà tượng Phật có khác nhau. Lịch sử tạo tượng ở Trung Quốc biểu hiện rõ đặc điểm này, như tượng thời 16 nước Ngũ Hồ (khoảng thế kỷ III-IV) thì kích thước nhỏ, phong cách thuần phác, cổ điển và hào phóng, giống với nghệ thuật tạo tượng Kiền-đà-la và Mạt-thố-la, biểu hiện nhận thức thẩm mỹ của dân du mục phương Bắc. Tượng Phật thời kỳ khắc tạc ở động đá Vân Cương (460 - 493) thì đường nét đơn giản, hai má đầy, mắt dài và sắc, sống mũi ngay thẳng, môi dày, tai lớn, vai rộng, cổ thô, biểu hiện tình cảm và tướng mạo của bậc đại trượng phu trong quan niệm của người Trung Quốc. Đến thời kỳ tạo tượng ở Long Môn (494 - 550 ) thì tượng Phật lại nhỏ nhắn, khuôn mặt dài, thân hình yểu điệu, cao và ốm … Nói chung, càng về sau tượng Phật càng được nhân cách hóa, là do ảnh hưởng cung đình Trung Quốc mà các thời đại Tùy, Đường, Tống, tượng Phật được khắc tạo rất đẹp, đầy đặn và sinh động, y quan lộng lẫy, nét mặt hiền từ.

Ở Việt Nam, nghệ thuật tạo tượng cũng phát triển rất sớm. Từ khi hình thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu, các tượng Phật đã được tôn tạo một cách tỉ mỉ, nổi tiếng nhất ở Việt Nam là tượng gỗ, chạm trổ công phu, như tượng Man Nương, Kim Đồng Ngọc Nữ ở chùa Dâu (chùa Pháp Vân), chùa Keo (chùa Pháp Vũ) ở Hà Bắc, các tượng La-hán, tượng Tuyết Sơn ở chùa Mía (chùa Sùng Nghiêm), chùa Tây Phương ở Hà Tây. Các tượng Phật ở các chùa Dư Hàng, chùa Phổ Chiếu ở Hải Phòng sau này cũng ảnh hưởng rất lớn hình thái tượng ở Hà Tây, vừa sinh động mà lại vừa hiền từ, biểu hiện rõ nét suy tư và tình cảm của tâm hồn người Việt. Các ngôi chùa cổ ở miền Nam Việt Nam cũng còn bảo lưu rất nhiều tượng Phật bằng gỗ quý, nhưng tượng Phật ở vùng này lại ảnh hưởng Phật giáo hệ Nam truyền từ Cao Miên truyền sang, tượng Phật đen đúa, khắc khổ hơn.

Ngày nay, nghệ thuật điêu khắc, đắp vẽ tượng Phật đã phát triển đến mức hoàn mỹ. Nghệ thuật truyền thống kết hợp với kỹ thuật và thẩm mỹ Tây phương, như kỷ hà học, lập thể … làm cho nghệ thuật điêu khắc, phù điêu, đắp tạo tượng Phật ngày càng tinh xảo và hiện đại. Nhưng giá trị cổ điển vẫn là giá trị văn hóa, giúp chúng ta hiểu rõ được nhận thức và tâm hồn của mỗi dân tộc qua nhiều thời đại khác nhau.

Tổ chức Đại lễ Phật Đản
Thời gian đăng : 03-06-2021 03:06:47 | Lượt xem: 657
Sau khi tuần lễ Phật Đản tỉnh Sơn La được Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh khai mạc tại chùa Trúc Lâm Hưng Quốc vào ngày 08/4 âm lịch; Hôm nay, chùa Hàng Tếch, phường Chiềng Lề, tp.Sơn La đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản với quy mô nội bộ nhưng vẫn trang nghiêm, long trọng, thể hiện được lòng thành kính của Tăng Ni, Phật tử Sơn La hướng tới Đức Từ Phụ nhân mùa Đản Sinh.
Sơn La: Bà con các dân tộc Tây Bắc thành kính dự lễ Phật đản
Thời gian đăng : 24-05-2021 09:17:54 | Lượt xem: 629
Năm nay, mùa Phật đản diễn ra trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Sơn La đã chủ động tổ chức lễ với quy mô nội bộ, tập trung vào các nghi thức tâm linh, trang nghiêm, thể hiện tấm lòng thành kính của những người con Phật nơi vùng núi Tây Bắc.
Trường hạ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sơn La khai pháp khóa An cư kết hạ PL. 2564 – DL. 2020
Thời gian đăng : 07-07-2020 12:20:15 | Lượt xem: 894
Sáng ngày 6/7/2020 (16/5/Canh Tý), tại chùa Trúc Lâm Hưng Quốc (phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La), trường hạ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sơn La trang nghiêm diễn ra lễ khai pháp khóa an cư kết hạ PL. 2564 – DL. 2020.
Thư mời
Thời gian đăng : 04-04-2020 04:18:29 | Lượt xem: 904
Trân trọng kính mời quý thiện nam tín nữ nhân dân Phật tử về tham dự lễ thượng lương cất nóc tại Chùa Trúc Lâm Hưng Pháp-điểm văn hoá tâm linh Rặng Tếch vào 9h sáng ngày 12 tháng 9 năm Kỷ Hợi! Sự hiện diện của quý vị là niềm động viên cho Tăng Ni Phật tử Sơn La trên con đường phụng sự Đạo Pháp Dân Tộc
Thông báo chương trình khoá tu ngày Đức Phật thành đạo
Thời gian đăng : 04-04-2020 04:58:16 | Lượt xem: 987
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Kính thưa toàn thể quý thiện nam tín nữ, nhân dân Phật tử gần xa.